Sau khi các doanh nghiệp mới thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hoạt động thì các doanh nghiệp thường khá lúng túng và không biết doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục gì tiếp để đảm bảo doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục pháp lý đi vào hoạt động ổn định, phù hợp quy định pháp luật,  chính vì thế, thông qua bài viết này Công ty Luật Trust & Backer sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy trình, các bước thực hiện tiếp để hoàn thiện các thủ tục liên quan, đảm bảo Công ty mới thành lập đi vào hoạt động, vận hành đúng quy định pháp luật, cụ thể như sau:

Bước 1:  Làm con dấu và đặt bảng hiệu Công ty:

  • Doanh nghiệp có thể làm Dấu tại cơ sở khắc dấu hoặcdấu dưới hình thức chữ ký số, quy định cho phép Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.
  • Thông thường thì Doanh nghiệp vẫn lựa chọn làm Dấu tại cơ sở khắc dấu.
  • Doanh nghiệp liên hệ các cở sở, đơn vị làm biển hiệu quảng cáo để đăng ký làm bảng hiệu đặt tại Trụ sở chính của Doanh nghiệp.

Bước 2:  Mở tài khoản ngân hàng:

  • Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hoạt động (ngày đầu tiên), tức là ngày có MST doanh nghiệp thì doanh nghiệp (Người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền) liên hệ với một hoặc nhiều Ngân hàng theo nhu cầu của Doanh nghiệp để đăng ký ngay Tài khoản thanh toán (TKTT) tại ngân hàng.

Lưu ý:

  • Thủ tục mở TKTT: Doanh nghiệp liên hệ Ngân hàng dự định mở TKTT để được hướng dẫn thủ tục mở TKTT cụ thể theo yêu cầu/chính sách của Ngân hàng nơi mở TKTT.
  • Kể từ ngày 01/05/2021 (Ngày có hiệu lực của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp) đã bỏ thông tinvề đăng ký tài khoản ngân hàng trong các loại biểu mấu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không phải thông báo với bất kỳ cơ quan nhà nước nào.

Bước 2:  Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử và đăng ký phát hành hóa đơn

  • Doanh nghiệp đăng ký Mua chữ ký số (Token) và Hóa đơn điện tử (đối với Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử) từ các nhà cung cấp dịch vụ.
  • Doanh nghiệp nên đăng ký mua luôn Chữ ký số và hóa đơn điện tử của cùng một nhà cung cấp để thuận tiện cho quá trình sử dụng sau này, hiện nay có khá nhiều đơn vị có uy tín cung cấp chữ ký số như Viettel, VNPT, FPT, Misa, Bkav…
  • Các Đơn vị cung cấp Chữ ký số và hóa đơn điện tử sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và sử dụng Token.

Bước 3:  Kê khai + Nộp tiền thuế môn bài:

  • Sau khi đã có Chữ ký số + TKTT (tại Bước 1), Doanh nghiệp kê khai thuế môn bài + Nộp tiền thuế môn bài (kỳ hạn nộp theo quy định pháp luật liên quan đến thuế môn bài ban hành từng thời kỳ);
  • Sau khi đã nộp Tờ khai thuế môn bài thành công thì phải nộp Tiền thuế môn bài theo quy định (Muốn nộp tiền điện tử thì phải đăng ký nộp tiền thuế điện tử bằng TK ngân hàng đã đăng ký ở Bước 1 hoặc DN cũng có thể nộp tiền thuế môn bài trực tiếp tại Ngân hàng kết nối thanh toán thuế ).
  • Pháp luật có quy định một số đối tượng không phải nộp lệ phí môn bài hoặc miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập, Doanh nghiệp tự xác định mình thuộc đối tượng nào để bảo đảm quyền lợi của Doanh nghiệp.

Nếu gặp khó khăn về các vấn đề liên quan đến kế toán, thuế và các vướng mắc pháp lý liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp thì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi: Công ty Luật TRUST & BACKER, Hotline: 0907 992 229, là một Công ty Luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và có uy tín trên thị trường. Chúng tôi tự tin đem lại cho Quý Khách Hàng Dịch vụ pháp lý tốt nhất và nơi Quý Khách Hàng Trao Trọn Niềm Tin.

2 thoughts on “Doanh nghiệp cần phải làm thủ tục gì tiếp theo khi đã có giấy phép kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *