1. Visa lao động được hiểu như thế nào?
  • Pháp luật hiện nay không có định thế nào là visa lao động. Tuy nhiên, qua một số quy định thì có hiểu visa lao động như sau:
  • Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

“11) Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.”

  • Cũng theo Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019quy định ký hiệu thị thực lao động là:
  1. LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

16a. LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

  • Thị thực nhập cảnh Việt Namthuộc diện lao động thường có thời hạn tối đa 2 năm. Trong trường hợp giấy phép lao động không đủ thời hạn 2 năm thì thời hạn của thị thực cho người nước ngoài sẽ xin bằng thời hạn của giấy phép lao động.
  1. Điều kiện để xin cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài là gì?
  • Theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 thì khi muốn xin visa lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:

“Điều 10. Điều kiện cấp thị thực

Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.3. 3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam

Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”

3. Trình tự thủ tục xin thị thực lao động tại Việt Nam

a. Trường hợp người nước ngoài đang không có mặt tại lãnh thổ Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh và nhận giấy hẹn trả kết quả. Trường hợp nếu Khách hàng có nhu cầu nhận thụ thực ngay tại Cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại thì Khách hàng phải nộp them một phần phí.

Địa chỉ Cục quản lý xuất nhập cảnh:

  • Tại Hà Nôi: 44 – 46 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Tại TP HCM: 333 – 335 – 337 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Sau khoảng 5 ngày làm việc kể từ thời điiểm nộp đầy đủ hồ sơ, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả công văn nhập cảnh. Theo đó, công văn này sẽ ghi nhận cụ thể thời gian người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và nơi nhận thị thực lao động.

Bước 4: Thông báo kết quả cho người ngoại quốc

Khi đã có kết quả công văn nhập cảnh, doanh nghiệp bảo lãnh sẽ gửi email để thông báo cho người nước ngoài. Đồng thời gửi công văn nhập cảnh để người nước ngoài làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại hoặc nhận thị thực tại sân bay quốc tế Việt Nam.

Bước 5: Điền thông tin NA1 và đóng lệ phí

Tới địa điểm nhận thị thực tại cơ quan ngoại giao hoặc sân bay quốc tế Việt Nam sau đó điền đầy đủ thông tin vào đơn NA1 và dán ảnh thẻ kích thước 4*6cm kèm với đó là hộ chiếu và công văn nhập cảnh đã photo. Cuối cùng, hãy nộp lệ phí visa và nhận thị để nhập cảnh vào Việt Nam.

b. Trường hợp người nước ngoại đang ở tại Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin thị thực lao động tại Việt Nam như sau:

  • Giấy phép hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp gồm: giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
  • Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp;
  • Văn bản giới thiệu con dấu theo mẫu NA16, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức. Bạn nộp tờ khai này nếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh;
  • Tờ khai đề nghị xin visa lao động Việt Nam mẫu NA5 và giấy gia hạn tạm trú;
  • Hộ chiếu gốc của người xin visa còn thời hạn theo quy định;
  • Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động đối với trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động;
  • Sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài.

Lưu ý: điều kiện tiên quyết để Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc để có thị thực tại Việt Nam đó là họ phải có Giấy phép lao động hoặc thuộc trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động.

Bước 2: Cá nhân người nước ngoài có thể trực tiếp tới Cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho Doanh nghiệp hoặc một tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện.

Bước 3:  Nhận kết quả thị thực lao động Việt Nam cho người nước ngoài.

Trong vòng từ 5 – 7 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ có công văn trả lời kết quả cho doanh nghiệp bảo lãnh.

 

 

11 thoughts on “VISA LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *