Từ năm 2021 đến năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển rất nhanh, mang lại nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp nhưng cũng gây ra rất nhiều rủi ro và bất cập cho không chỉ là thị trường vốn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư. Theo Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT, chỉ tính riêng Quý 3 năm 2022, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 60.635 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lê trái phiếu phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng chênh lệch rất lớn cụ thể là có tới 97,4% lượng trái phiếu được phát hành theo phương thức phát hành riêng lẻ. Điều này là do, quy trình đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng thường rất mất thời gian từ 8 tháng đến một năm làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu phát hành riêng lẻ thì theo quy định của Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 153/2020/NĐ-CP Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (sau đây gọi là “Nghị định 153”) thì chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới có thể tham gia mua, do đó, rất nhiều nhà đầu tư không có chuyên môn đã cố tình lách luật để đầu tư vì lãi suất cao.

Cụ thể, căn cứ theo Điều 8 Nghị định 153 thì đối tượng được phép mua trái phiếu phát hành riêng lẻ là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhưng để được xem là nhà đầu tư chứng khoản chuyển nghiệp thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện khá nghiêm ngặt theo Khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019. Do đó, để mở rộng đối tượng người mua nên rất nhiều tổ chức phát hành hoặc ngân hàng thương mai nơi cá nhân gửi tiền đã thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với một tổ chức đã được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng những lời hứa về bảo lãnh từ phía ngân hàng hoặc sẽ được hưởng lãi suất lên đến hơn 20% hoặc bằng chính uy tín của ngân hàng để tổ chức này dung tiền của mình đầu tư trái phiếu. Do đó, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán không thể thanh toán lãi và gốc cho trái chủ (tổ chức đứng tên mua trái phiếu doanh nghiệp) thì trái chủ cũng không thể thanh toán lãi và gốc cho nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Lúc này, người gửi tiền mới nhận ra rằng mình không phải là trái chủ và khoản đầu tư của mình cũng không phải là tiền gửi tại ngân hàng mà là khoản nợ không có tài sản bảo đảm.

Hoặc các công ty bất động sản không đủ điều kiện phát hành trái phiếu lại tìm cách để huy động tiền nhãn rổi từ người dân bằng cách thành lập công ty tài chính để ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các công ty tài chính này tăng cường tuyển dụng nhân sự từ các ngân hàng thương mại để tận dụng danh sách khách hàng gửi tiền và thuyết phục lượng khách hàng này tham gia ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án bất động sản với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản suy thoái, chủ đầu tư không thể bán sản phẩm bất động sản, mất khả năng thanh toán lãi và gốc cho người gửi tiền thì người gửi tiền mới nhận ra rằng khoản tiền gửi của mình là khoản đầu tư tại công ty tài chính vốn không có tài sản để bán thu hồi nợ và cũng không được bảo đảm bằng dự án bất dộng sản.

Hiện nay, rất nhiều ý kiến được đưa ra để giải quyết tình trạng này, theo đó với sự vào cuộc quyết liệt từ phía cơ quan hưu quan, nhiều chủ đầu tư đồng ý sử dụng dự án bất động sản của mình để bảo đảm khoản nợ hoặc hoán đổi khoản nợ thành sản phẩm bất động sản của chính chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc định giá dự án bất động sản như thế nào để cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư và chủ đầu tư vẫn còn là một vấn đề gây tranh cải khi thị trường bất động sản đang rơi vào suy thoái. Đồng thời, đa số các dự án bất động sản này đều là dự án hình thành trong tương lai do đó, việc các dự án này có thể hình thành hay không lại phụ thuộc vào dòng tiền của chủ đầu tư trong khi chủ đầu tư đang rời vào tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng thì khả năng hoàn thành dự án là rất thấp do đó, để chủ đầu tư tiếp tục hoàn thành dự án thì về mặt nguyên tắc, nhà đầu tư lại phải tiếp tục chi tiền. Trong khi, phần lớn các dự án này đều đã được thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay của chủ đầu tư tại ngân hàng.

Mới đây Ngân hàng nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN (Thông tư 16) với mục tiêu chính là cho phép Ngân hàng thương mại được quyền mua trái phiếu doanh nghiệp. Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 với các ý chính như sau:

(1) Cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM mà ngân hàng đã bán ra đến trước ngày 31-12-2023.

(2) Cho phép ngân hàng mua trái phiếu phát hành với mục đích bổ sung vốn lưu động, khi quản lý được nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động.

(3) Không cho phép ngân hàng mua trái phiếu phát hành với mục đích góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.

(4) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán.

(5) Ngân hàng chỉ được phép mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%, và chỉ được phép mua trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp không có nợ xấu trong 12 tháng gần nhất vẫn được giữ nguyên.

(6) Khi ngân hàng mua trái phiếu phát hành, trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, ngân hàng phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Với việc sửa đổi Thông tư 16, tín hiếu tích cực nhất là Ngân hàng nhà nước đã có chính sách cụ thể nhằm cứu thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng các nội dung sửa đổi này chưa thật sự giải quyết các vấn đề căn bản trên thị trường. Cụ thể, Ngân hàng thương mại chỉ được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích bổ sung vốn lưu động tức là trái phiếu ngắn hạn (có thời hạn dưới 1 năm). Tuy nhiên, thực tế là rất ít trái phiếu phát hành có thời hạn dưới 1 năm mà phần lớn từ 5 đến 10 năm. Mặt khác, việc yêu cầu chỉ được mua trái phiếu của doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, trong khi đó hiện nay, đối tượng cần được giải cứu nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu được phát hành bởi các công ty bất động sản vốn có dư nợ hơn rất nhiều lần vốn chủ sở hữu. Như vậy, việc đưa ra dự thảo Thông tư 16 chỉ dừng lại ở mức đưa ra hành lang pháp lý để Ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu mà họ gián tiếp bán ra thị trường nhằm ổn định lòng tin của người gửi tiền nhưng lại chưa giải quyết được căn nguyên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Với thực trạng trên việc xử lý tình trạng nợ trái phiếu doanh nghiệp hoặc huy động vốn thông qua công ty con hoặc lợi dụng lòng tin của người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại đang là vấn đề chưa có lối thoát.

 

 

50 thoughts on “GÓC NHÌN VỀ VẤN ĐỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

  1. hornyxxx.win/hornyvid473119711 says:

    Just waht to saay your artficle iss aas surprising.
    The claritry in your submit iss ust nice and thaat i
    cpuld think you’re aan xpert in this subject. Finee togther witfh your permmission aloow me to clutch your ffeed
    to keep up to date wigh coking nearr near post. Thajks a million annd pleaxe
    carry oon the rewarding work.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *