Thực hiện kế toán thuế thì bắt buộc phải hiểu và phân biệt rõ hai phương pháp kê khai thuế GTGT được quy định bao gồm: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp; cách phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT (VAT) và cách kê khai thuế hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT theo đúng quy định pháp luật về hóa đơn. Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH TRUST & BACKER sẽ giúp các bạn hiểu được toàn bộ những thông tin liên quan đến hai phương pháp tính thuế này và phân biệt loại hóa đơn liên quan đến hai phương pháp này. Nếu thông qua bài viết bạn vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi của mình đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tiếp tục hỗ trợ nhé!
- So sánh phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ và trực tiếp
- Điểm giống nhau giữa 2 phương pháp: Sử dụng khi kê khai tạm tính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), sử dụng chung hệ thống mẫu biểu chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính.
- Điểm khác nhau, cụ thể:
Tiêu chí | Phương pháp khấu trừ | Phương pháp trực tiếp |
1. Khái niệm |
– Doanh nghiệp được khấu trừ giữa thuế đầu vào và đầu ra. Nếu thuế GTGT đầu vào của kỳ kê khai thuế lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp không phải đóng thuế. – Hóa đơn sử dụng là hình thức hóa đơn GTGT. – Sau khi thành lập, hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều lựa chọn theo phương pháp này.
|
– Doanh nghiệp đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo tỷ lệ trên doanh thu (tỷ lệ bao nhiêu tùy theo ngành nghề kinh doanh). – Theo phương pháp này, việc đóng thuế GTGT chỉ căn cứ theo doanh thu đạt được, không quan tâm đến chi phí đầu vào (có thuế GTGT và không có thuế GTGT). – Hóa đơn sử dụng là hóa đơn bán hàng mua trực tiếp tại cơ quan thuế. – Những doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp này là những đơn vị khó xác định được chi phí đầu vào, hoặc chi phí đầu vào không có hóa đơn GTGT như: Giáo dục, tư vấn, nhà hàng, khách sạn…
|
2. Đối tượng áp dụng | – Căn cứ theo Điều 12, Mục 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bao gồm:
· Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế; · Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; · Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. |
– Căn cứ theo Khoản 2, Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thì đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu bao gồm: · Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng không đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; · Hộ, cá nhân kinh doanh; · Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí; · Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. |
3.Hóa đơn sử dụng | Hóa đơn giá trị gia tăng, mẫu số 01 GTKT. | Hóa đơn bán hàng, mẫu số 02 GTTT |
4. Cách tính thuế | Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu vào hợp lệ – Số thuế GTGT đầu ra | Số thuế GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ tính thuế (%) |
5. Thuế suất, tỷ lệ % tính thuế |
Thuế suất: Có 05 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể: + Không tính thuế; + Thuế suất đặc thù; + Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 4 nhóm trên). |
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động cụ thể: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; + Hoạt động kinh doanh khác: 2%
|
6. Khai thuế giá trị gia tăng | Mẫu 01/GTGT | Mẫu 04/GTGT |
- Ưu điểm và nhược điềm của 2 phương pháp tính thuế.
- Phương pháp kê khai trực tiếp
* Ưu điểm:
- Các doanh nghiệp không cần thực hiện đầy đủ các vấn đề như chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, các chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ giảm thuế;
- Báo cáo tài chính theo phương pháp trực tiếp sẽ không phức tạp như phương pháp khấu trừ;
* Nhược điểm:
- Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp đóng thuế này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế đầu vào gây ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Phương pháp kê khai khấu trừ
*Ưu điểm:
Đối với cách tính này các doanh nghiệp có những lợi ích sau:
- Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;
- Có thể kiểm soát và cân đối số thuế VAT phải đóng bằng cách mua hàng dự trữ hoặc xuất dùng;
- Những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu và dự án đầu tư nên áp dụng cách tính này mới được hoàn thuế.
*Nhược điểm:
- Cần có kế toán chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cao.
- Nhiều những quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của hàng hóa, dịch vụ.
- Sự khác nhau giữa Hóa đơn GTGT và Hóa đơn trực tiếp
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“Các loại hóa đơn:
- a) Hóa đơn giá trị gia tăng: là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- b) Hóa đơn bán hàngdùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”
- c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
- d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì:
- Hóa đơn GTGT: Dùng cho những Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hóa đơn tự in (hoặc) hóa đơn điện tử (hoặc) hóa đơn đặt tin.)
- Hóa đơn bán hàng: Dùng cho những Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (phải lên cơ quan thuế để mua).
CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA HÓA ĐƠN GTGT VÀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
HÓA ĐƠN GTGT | HÓA ĐƠN BÁN HÀNG |
Trên hóa đơn GTGT có dòng thuế suất | Trên hóa đơn không có dòng thuế suất |
Trên hóa đơn GTGT không có dấu mộc vuông | Trên hóa đơn có dấu mộc vuông |
Bài viết trên đã cung cấp, hướng dẫn về hai phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp của doanh nghiệp cũng như những đặc thù, ưu, nhược điểm của từng phương pháp, cũng như cách phân biệt giữa hóa đơn GTGT và hóa đơn trực tiếp. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để lựa chọn những cách tính thuế phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.